43 hộ dân nguy cơ mất trắng tài sản vì mua nhà qua vi bằng

  • 05/11/2024

PNO - Gần 6 năm mua nhà ở theo hình thức vi bằng tại phường Thạnh Xuân, quận 12 TPHCM, gần 200 người dân đứng trước nguy cơ mất nhà vì khu nhà ở là công trình vi phạm xây dựng.

43 căn nhà buộc tháo dỡ

Trong đơn gửi Báo Phụ Nữ TPHCM, các hộ dân ngụ tại địa chỉ 161/152 Tô Ngọc Vân, phường Thạnh Xuân, quận 12, TPHCM phản ánh, năm 2016, họ ký hợp đồng với Công ty TNHH Nông Hải Sản Yến Nhi để mua nhà ở tại dự án Khu dân cư mới Thạnh Xuân (đường Tô Ngọc Vân, quận 12). Do các căn nhà này không đủ diện tích tách sổ nên các hộ dân đều mua nhà theo hình thức vi bằng. Năm 2017, dự án hoàn thành bàn giao nhà đưa dân vào ở và gần 200 người dân sống ổn định đến nay. 

fac51e6033d7f389aac6.jpg_511655440186.jp
Hàng chục căn nhà tại số 161/152 Tô Ngọc Vân, phường Thạnh Xuân, quận 12 đã bàn giao gần 6 năm qua bất ngờ thành công trình vi phạm xây dựng

Bất ngờ, ngày 18/3/2022, các hộ dân nhận được thông báo từ UBND quận 12 cho rằng đây là công trình vi phạm xây dựng đô thị do xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng tạm và buộc tháo dỡ phần công trình vi phạm. Cụ thể, công trình xây dựng chia thành nhiều căn nhỏ, phát sinh nhiều vách ngăn, cầu thang, cửa đi…

avw.php?zoneid=32&cb=INSERT_RANDOM_NUMBE

Anh L.S.T cho biết: “Khi mua nhà ở đây các cư dân có lên phường và quận tìm hiểu khu đất, dự án mới dám mua, lúc mua dự án cũng đang dần hoàn thiện.; Dự án đến tận 43 căn nhà nên tôi đâu có nghĩ công trình này xây trái phép. Căn nhà là cả tài sản tích góp của vợ chồng tôi, giờ chính quyền buộc tháo dỡ vợ chồng tôi không biết sống sao”. 

“Từ lúc chúng tôi chuyển vô ở đến nay là 6 năm, chưa một lần nhận được bất kỳ văn bản liên quan đến việc sai phạm của công trình. Trong khi đó, chúng tôi mua nhà sau khi công trình đã hoàn thiện đưa vào sử dụng và sinh sống từ năm 2017, giờ đây chính quyền cho rằng đây là công trình vi phạm xây dựng và buộc cưỡng chế”- anh Tuấn (người dân mua nhà) bức xúc.

Quyền lợi người dân sẽ ra sao?

Được biết, Công ty TNHH Nông Hải Sản Yến Nhi do Hồ Tú người đại diện mua thửa đất này của ông Lý Chí Minh. Sau đó ông Tú thông qua Công ty Yến Nhi tự lập dự án, tự lên thiết kế bản vẽ xây dựng trên thửa đất. Tuy nhiên, trên giấy phép xây dựng vẫn là ông Lý Chí Minh đứng tên. Giải thích về việc đứng tên xin giấy phép xây dựng ông Lý Chí Minh cho hay, do ông Hồ Tú cần vay tiền gấp để xây dựng dự án nên đã ký thỏa thuận với ông để thế chấp thửa đất cho ngân hàng và để ông Minh đứng tên xin giấy phép xây dựng. 

Ngoài ra, ông Hồ Tú đã thế chấp thửa đất trên cho ngân hàng từ tháng 7/2016. Phía ngân hàng cũng đang yêu thanh toán nợ gốc và lãi và đã ra thông báo thu giữ tài sản để xử lý khoản nợ của Công ty TNHH Nông Hải Sản Yến Nhi.

fe8b6c5641e181bfd8f0-1.jpg_401655440562.
Người dân treo băng rôn cầu cứu, kiến nghị chính quyền cho tồn tại công trình 

Được biết, theo quyết định cưỡng chế buộc tháo dỡ công trình vi phạm thể hiện, ngày 11/3/2022 Đội Thanh tra địa bàn quận 12 thuộc Sở Xây dựng đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với ông Lý Chí Minh tại một phần thửa đất địa chỉ 161/152 Tô Ngọc Vân do ông Minh đứng tên, trong khi công trình xây dựng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ 2017. Như vậy, tại thời điểm công trình vi phạm cách nay 5 năm cơ quan thanh tra ở đâu?

Theo UBND quận 12, căn cứ vào quy định xử lý vi phạm hành chính và nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính, việc các hộ dân xem xét cho tồn tại công trình vi phạm là không có cơ sở xem xét giải quyết. Ngoài ra, theo quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu 2 – phía Nam phường Thạnh Xuân, quận 12, một phần thửa đất tại 161/152 Tô Ngọc Vân, phường Thạnh Xuân, quận 12 thuộc quy hoạch công viên cây xanh, một phần thuộc quy hoạch cây xanh cách lý ven rạch, một phần thuộc quy hoạch hành lang bảo vệ điện cao thế 6m, lộ giới đường dự phóng 30m.

Trao đổi với Báo Phụ Nữ TPHCM, ông Nguyễn Minh Chánh – Phó Chủ tịch UBND quận 12 cho biết, hiện vụ việc trên đang được văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra thụ lý.

Luật sư Trần Minh Cường – Giám đốc điều hành Công ty Luật Solution & Partner cho biết, việc các cơ quan chức năng tiến hành cưỡng chế tháo dỡ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân đã mua tài sản, tuy nhiên việc để tồn tại công trình vi phạm trật tự xây dựng ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước tại địa phương. "Liên quan đến quyền lợi của mình thì người dân có quyền khởi kiện bên bán yêu cầu bồi thường thiệt hại liên quan đến việc không thực hiện đúng các thỏa thuận mua bán hoặc tố cáo đến cơ quan công an trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm hình sự để đảm bảo quyền lợi cho mình".

Nhà, đất mua bán vi bằng thường không đảm bảo pháp lý

Mua bán nhà đất qua vi bằng rất nhiều rủi ro, vi bằng của thừa phát lại không thay thế văn bản phải công chứng. Theo Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020, vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Các môi giới hay dùng “Công chứng vi bằng” để nhập nhằng làm cho khách hàng hiểu rằng lập vi bằng cũng như thủ tục công chứng mua bán bất động sản theo quy định.

Thông thường các nhà, đất bán qua tình trạng “công chứng vi bằng” thường không đảm bảo giấy tờ pháp lý. Những căn nhà này, đa số có diện tích quá nhỏ, không thể tách thửa, dự án xây dựng đồng sở hữu, xây dựng trên đất nông nghiệp, xây dựng trái phép… Các dạng tài sản này về bản chất không đúng quy định pháp luật nên rất rủi ro đối diện với các nguy cơ bị các cơ quan chức năng tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ (nếu xây dựng sai phép, xây dựng trên đất nông nghiệp…).

Luật sư Trần Minh Cường – Giám đốc điều hành Công ty Luật Solution & Partner 

Bích Trần